Là thức quả gắn liền với biết bao kỷ niệm của tuổi thơ, vị ngọt sắc, nhãn từ lâu đã trở nên quen thuộc trong đời sống của người Việt Nam. Vậy đau dạ dày ăn nhãn được không?
Đau dạ dày ăn nhãn được không?
1. Đau dạ dày ăn nhãn được không?
Nhãn mềm, dễ ăn, dễ tiêu, khi tiêu hóa hạn chế gây áp lực lên dạ dày, hạn chế sự cọ xát với những vị trí niêm mạc đang bị viêm loét.
Trong quả nhãn có chứa chất chống oxy hóa giúp kháng viêm, giảm đau, từ đó làm giảm các triệu chứng do đau dạ dày gây ra.
Ngoài ra, hàm lượng kai, vitamin và các khoáng chất trong quả nhãn giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, tăng cường chức năng tiêu hóa, từ đó làm giảm các triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, khó tiêu, đầy bụng do đau dạ dày gây ra.
Như vậy, với thắc mắc đau dạ dày ăn nhãn được không? thì các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích nên ăn, đây là nhóm trái cây tốt cho người đau dạ dày, giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh lý này gây ra.
Xem thêm: Đau dạ dày có nên ăn hồng?
2. 5 lợi ích khi ăn nhãn không thể bỏ qua
Là loại quả có vị ngọt, thanh mát, cùi dày, nhãn còn đem đến những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe:
Tốt cho thần kinh: Đặc biệt là bệnh trầm cảm. Ăn nhãn giúp dây thần kinh thư giãn, hỗ trợ chứng mất ngủ.
Tăng tuổi thọ: Hoạt chất trong quả nhãn giúp chống lại các gốc tự do gây hại, bảo vệ các tế bào không bị tổn thương, giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
Cải thiện tuần hoàn máu: Quá trình hấp thu sắt được tăng cường, ăn nhãn giúp hạn chế chứng thiếu máu, bảo vệ cơ thể trước nguy cơ mắc một số bệnh ở tuyến tụy, tốt cho cơ quan sinh sản.
Bổ sung năng lượng dồi dào: Ăn nhãn giúp cải thiện chứng mất ngủ, giảm trí nhớ, nhãn có hàm lượng calo và chất béo thấp có thể áp dụng để giảm cân.
Làm đẹp da: Nhãn giúp làm đẹp da, đặc biệt là da xung quanh vùng mắt.
Tốt cho sức khỏe răng miệng: Ăn nhãn giúp tăng cường sức khỏe răng, trị nướu răng, chống đau họng.
3. Chữa đau dạ dày bằng nhãn
Một số phương pháp chữa đau dạ dày bằng nhãn được người bệnh áp dụng phổ biến như sau:
Cách 1: Ăn nhãn trực tiếp: Người bệnh có thể ăn bỏ vỏ và ăn trực tiếp để cảm nhận vị tươi ngon của nhãn.
Cách 2: Nước ép nhãn
Nguyên liệu: Nhãn tươi (200 – 300g), đá
Cách thực hiện: Bóc vỏ nhãn lấy cùi, bỏ hạt, cho cùi nhãn vào máy ép, lấy nước uống, cho thêm ít đã để cảm thấy ngon hơn khi uống vào mùa hè.
Cách 3: Cùi nhãn ngâm với nước đường
Nguyên liệu: Nhãn tươi (2kg), đường (600g), lọ thủy tinh
Cách thực hiện: Bỏ vỏ và hạt để lấy cùi, cho cùi nhãn vào lọ thủy tinh đã rửa sạch để ráo, sau đó rải một lớp đường theo từng lớp, đậy kín nắp lọ lại.
Lưu ý: Để ngâm trong vòng 2 – 3 tuần là có thể sử dụng được. Người bệnh có thể chắt nước cốt hòa lẫn với nước lọc để uống, sử dụng 2 – 3 lần/tuần, kiên trì áp dụng để thấy được hiệu quả tốt nhất.
4. Những lưu ý khi ăn nhãn

Ăn nhãn rất tốt cho người đau dạ dày, tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau để tránh tác dụng phụ không mong muốn:
Phụ nữ mang thai không nên ăn nhãn: Phụ nữ mang thai thường gặp phải tình trạng nóng trong, táo bón, rêu lưỡi khô, tiểu tiện đỏ sẻn, miệng đắng, họng rát,…Ăn nhãn sẽ khiến tình trạng nóng trong trở nên trầm trọng hơn, ra huyết, đau tức bụng dưới, tổn thương thai khí, tăng nguy cơ gây sảy thai, đặc biệt với thai kỳ giai đoạn đầu tới 7 – 8 tháng.
Người thường xuyên nổi mụn: Nhãn vị ngọt, tính ấm, ăn nhiều gây nóng trong, làm tăng nguy cơ nổi mụn
Người bị tiểu đường: Theo nghiên cứu 300g nhãn = 1 bát cơm (về lượng đường cung cấp), ăn nhãn khiến đường huyết tăng đột ngột rất nguy hiểm.
Người bệnh tăng huyết áp: Ngoài nhãn, một số loại trái cây như xoài, mít, …người tăng huyết áp nên kiêng vì dễ gây nóng trong.
Trên đây là những giải đáp của chúng tôi về vấn đề đau dạ dày ăn nhãn được không? Mỗi loại trái cây sẽ mang lại những lợi ích nhất định đối với sức khỏe, tuy nhiên người bệnh nên ghi nhớ những lưu ý để tránh mang lại những tác dụng phụ không mong muốn.
Nguồn tham khảo:
https://www.stylecraze.com/articles/top-10-amazing-health-benefits-of-longan/