Mỗi loại bệnh lý đều có các biểu hiện bệnh đặc trưng, từ đó giúp các bác sĩ và người bệnh phân biệt cũng như xác định được mức độ nghiêm trọng của bệnh. Sau đây là tổng hợp 12 dấu hiệu bị viêm loét dạ dày thường gặp: Cách chẩn đoán.
1. Dấu hiệu bị viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày chỉ tình trạng viêm và loét trên bề mặt niêm mạc dạ dày và phần đầu của ruột non. Bệnh lý này gặp phổ biến ở độ tuổi từ 30 – 35 tuổi.

Xem thêm: Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày
Một số dấu hiệu phổ biến của căn bệnh này có thể kể đến như:
1.1 Rối loạn tiêu hóa, đi ngoài
Một số biểu hiện cho thấy tình trạng rối loạn tiêu hóa, đại tiện bất thường như: Tiêu chảy, đi ngoài, táo bón, đại tiện thường xuyên, nhiều lần trong ngày,…cơ thể mệt mỏi, mất nước, nguyên nhân được cho là do chức năng đào thải của hệ tiêu hóa bị rối loạn. Tình trạng kéo dài có thể dẫn đến ung thư ruột nghiêm trọng.
1.2 Buồn nôn, nôn khan vào buổi sáng
Đường tiêu hóa bị kích thích khiến người bệnh có cảm giác buồn nôn, đặc biệt là vào buổi sáng.

Nôn nhiều có thể khiến cơ thể mất nước và điện giải trong dịch dạ dày, người bệnh có thể bị trụy tim mạch, hạ huyết áp và nhiều bệnh lý khác.
Thực tế, sau khi nôn, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nhưng nếu kéo dài tình trạng này, có thể bị rách niêm mạc thực quản, gây ra những hệ lụy nghiêm trọng.
1.3 Đau tức vùng thượng vị (Vùng giữa xương ức và rốn)
Đây là triệu chứng thường gặp nhất và khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và mệt mỏi thường xuyên.
Mức độ đau có thể khác nhau tùy từng cơ địa và cơn đau có thể kéo dài từ vài phút đến vài tiếng hoặc lâu hơn.
Sau khi ăn khoảng từ 2 – 3h hoặc khi bụng đói, người bệnh thường có cảm giác cồn cào ruột gan, nóng rát âm ỉ, đôi khi có cảm giác đau quặn thắt vùng bụng, vùng trên rốn và có thể lan ra sau lưng.
Các cơn đau thường xuất hiện về đêm hoặc lúc sáng sớm, làm ảnh hưởng tới giấc ngủ.
1.4 Ợ hơi, ợ chua
Tình trạng ợ hơi, ợ chua được cho là do hệ thống cơ quan tiêu hóa bị rối loạn, thức ăn được tiêu hóa chậm dẫn đến tình trạng bị lên men gây ra hiện tượng bị ợ hơi, ợ chua.
Người bệnh có thể bị đồng thời cả viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày – thực quản tại cùng một thời điểm. Những cơn trào ngược đưa thức ăn từ dạ dày lên khoang miệng sẽ khiến miệng có vị chua hoặc đắng.
1.5 Khó ngủ, mất ngủ
Cảm giác đau âm ỉ trong bụng khiến người bệnh trở mình nhiều lần khi ngủ, liên tục tỉnh giấc làm gián đoạn giấc ngủ hoặc mất ngủ.

Người bệnh trong thời gian dài không được ngủ ngon khiến não và cơ thể không được nghỉ ngơi điều độ và đúng nhịp sinh học cơ thể khiến trạng thái cơ thể dễ bị kích thích, căng thẳng, dạ dày không thể cân bằng quá trình điều tiết và co bóp, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh.
1.6 Chán ăn, sụt cân
Người bệnh thường xuyên có cảm giác chua miệng, đắng miệng dẫn đến chán ăn, ăn không ngon. Tình trạng mất ngủ thường xuyên, mệt mỏi khiến người bệnh luôn cảm thấy uể oải, không tỉnh táo, điều này cũng khiến người bệnh ăn uống kém hơn.
Ăn uống kém khiến người bệnh thiếu dinh dưỡng, có thể là suy dinh dưỡng nếu kéo dài gây nên việc sụt cân.
1.7 Đầy bụng, chướng hơi
Thức ăn bị chậm tiêu, ứ đọng trong ống tiêu hóa gây ra hiện tượng đầy bụng, chướng hơi. Người bệnh luôn cảm thấy bụng căng cứng, đặc biệt là sau ăn hoặc ăn no. Một số dấu hiệu cho thấy tình trạng bị viêm loét dạ dày của bạn đã ở mức nghiêm trọng và nguy hiểm.
1.8 Dấu hiệu nhận biết viêm loét dạ dày: Nôn ra máu
Nôn ra máu là biểu hiện cho thấy dấu hiệu bị viêm loét dạ dày đã chuyển sang mức độ nghiêm trọng, người bệnh có thể bị xuất huyết dạ dày. Máu sẽ chảy khỏi thành mạch máu đi vào ống tiêu hóa.
Ngoài ra, nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày có thể liên quan tới các bệnh lý như viêm dạ dày cấp do dùng thuốc kéo dài, tình mạch thực quản bị vỡ do các bệnh về gan,…nguy hiểm hơn có thể bị ung thư dạ dày.
Lúc này người bệnh cần được đưa tới cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
1.9 Phân nhão, không thành khuôn, có màu tối giống nhựa đường hoặc màu hắc ín
Đối với các trường hợp bị viêm loét dạ dày nặng, ổ loét đã ăn mòn hết bề mặt niêm mạc dạ dày, ăn sâu vào dạ dày khiến dạ dày chảy máu.
Khi lượng máu ít, máu sẽ được tiêu hóa và được đào thải cùng phân đi ra ngoài cơ thể, khiến phân có màu đen, dính, có thể có mùi tanh. Đây là trường hợp nặng, cần tới bệnh viện để được xử lý.
1.10 Có máu trong phân
Trong một số ít trường hợp, người bệnh có thể đại tiện ra máu. Đấy cũng là biểu hiện mức độ đặc biệt nghiêm trọng, người bệnh cần được đưa tới bệnh viện ngay lập tức.
1.11 Hơi thở có mùi và cảm thấy đắng miệng sau khi ngủ dậy
Người bị viêm loét dạ dày thường cảm thấy đau thắt ở bụng, buồn nôn và khi thức ăn từ dưới dạ dày bị đưa lên ống tiêu hóa, trào lên khoang miệng khiến vi khuẩn dễ bám lại và phát triển.

Tình trạng trào ngược thực ăn thường xảy ra về đêm, do đó sau khi thức dậy, hơi thở của người bệnh có mùi và cảm thấy đắng miệng.
1.12 Mệt mỏi, thiếu tập trung
Viêm loét dạ dày dẫn đến chán ăn, kém ăn, lâu dần mất cảm giác ăn ngon. Người bệnh không dung nạp đủ lượng calo và chất dinh dưỡng cần cho cơ thể khiến cơ thể thường xuyên trong trạng thái mệt mỏi, thiếu tập trung, uể oải.
2. Cách chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày
Nội soi: Đây là hình thức chẩn đoán phổ biến nhất. Tuy rằng nhiều bệnh nhân gặp tâm lý khi thực hiện phương pháp này, nhưng bác sỹ có thể xác định được chính xác nhất vị trí tổn thương và mức độ tổn thương của dạ dày.
Bác sĩ sẽ đưa một ống nội soi nhỏ có gắn camera, đưa từ miệng xuống thực quản và xuống tới dạ dày, hình ảnh camera sẽ cho thấy rõ nét bề mặt niêm mạc của dạ dày.
Bên cạnh đó, nội soi giúp bác sĩ có thể can thiệp điều trị trực tiếp trong một số trường hợp thấy vị trí chảy máu do vết loét gây ra, đồng thời giúp nhận diện sự tồn tại của vi khuẩn Hp.
Xét nghiệm phân/máu: Phương pháp này sẽ xác định được sự hiện diện của vi khuẩn Hp và phát hiện được nếu có biến chứng của xuất huyết tiêu hóa. Ngoài ra, nồng độ bạch cầu và số lượng kháng thể có thể được xác định đối với trường hợp người bệnh bị viêm loét dạ dày cấp giai đoạn mới khởi phát do nhiễm trùng.
Chụp X – quang kết hợp với bột barium: Phương pháp này được dùng đối với bệnh nhân nghi bị ung thư hoặc polyp.
Sau khi nuốt, chất lỏng barium sẽ phủ lớp niêm mạc đường tiêu hóa, làm cho các dấu hiệu bị viêm loét dạ dày và các vấn đề về đường tiêu hóa khác được hiển thị rõ hơn.
Trên đây là 12 dấu hiệu bị viêm loét dạ dày thường gặp nhất hiện nay cũng như những cách chuẩn đoán. Hy vọng bạn sớm nhận ra bệnh lí của mình để có hướng điều trị tốt nhất
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế hoàn toàn cho lời khuyên của bác sĩ.
Nguồn tham khảo:
https://www.medicalnewstoday.com