1. Viêm dạ dày là gì?
Viêm dạ dày (Gastritis): Chỉ tình trạng sưng hoặc viêm trên bề mặt niêm mạc dạ dày. Viêm dạ dày có thể xảy ra bất ngờ (viêm dạ dày cấp tính) hoặc kéo dài (viêm dạ dày mãn tính).

Khu vực bị viêm có thể là toàn bộ dạ dày hoặc chỉ xuất hiện ở một vùng của dạ dày (ví dụ như ở thân vị, viêm hang vị,…). Muốn chẩn đoán viêm dạ dày một cách chính xác cần phải dựa vào các hình ảnh tổn thương quan sát được khi nội soi như niêm mạc bị phù nề, xung huyết, lấm tấm xuất huyết,…
Bệnh không nguy hiểm và có thể nhanh chóng chuyển biến tốt hơn sau khi điều trị. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời viêm dạ dày có thể dẫn đến loét và tăng nguy cơ ung thư.
2. Loét dạ dày là gì?
Loét dạ dày (stomach ulcers): Chỉ tình trạng các vết loét, ổ loét ăn sâu xuống hết lớp niêm mạc đến các lớp cơ của dạ dày, khi lớp chất nhầy dày bảo vệ dạ dày khỏi dịch axit tiêu hóa bị giảm khiến các axit tiêu hóa ăn mòn các mô lót dạ dày, tình trạng loét có thể tạo thành sẹo ở lớp hạ – niêm mạc dạ dày và đôi khi có thể bị ăn mòn xuống cả các lớp cơ.
Loét dạ dày có thể dễ dàng được chữa khỏi, nhưng chúng có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách.
3. Viêm và loét dạ dày khác nhau như thế nào?
3.1 Phạm vi
Viêm dạ dày thường giới hạn trong dạ dày và không lan rộng đến ruột non (còn gọi là tá tràng). Loét dạ dày thường ảnh hưởng tới nhiều bộ phận hơn bao gồm dạ dày, tá tràng và thực quản.
XEM THÊM: Cẩn trọng với bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng
3.2 Triệu chứng
Cả viêm dạ dày và loét dạ dày đều khiến người bệnh đau đớn, khó thở, buồn nôn, nóng rát cổ họng, cồn cào bụng dẫn đến chán ăn, sụt cân, mất ngủ và gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt, đời sống.

Viêm dạ dày do nhiễm khuẩn Hp biểu hiện bằng các triệu chứng rối loạn về tiêu hóa, thường xảy ra sau bữa ăn 15 – 60 phút như: Đau bụng, cảm giác khó chịu, nặng tức bụng thường xuyên, đầy bụng, trướng hơi, nóng rát vùng trên rốn, buồn nôn, chán ăn…
Khác với viêm dạ dày, loét dạ dày thường đau vào khoảng thời gian 2 – 3 giờ sau ăn và khi ăn thêm thì cơn đau giảm đi hoặc vào lúc 2 giờ sáng khi đang ngủ. Loét dạ dày thường đau sớm, khoảng ½ giờ sau ăn, đau kéo dài và nặng hơn, gây chán ăn kèm sụt cân.
Một số triệu chứng chung bao gồm:
- Đau âm ỉ hoặc nóng rát ở phần trên của bụng
- Ăn mất ngon
- Chứng ợ nóng hoặc khó tiêu
- Thiếu máu
- Ợ hơi, ợ chua thường xuyên
- Nôn, buồn nôn, nôn khan
Tuy nhiên, người bị loét dịch nôn thường có máu, trong khi người bị viêm dạ dày, dịch nôn phụ thuộc nhiều vào tình trạng bệnh. Viêm dạ dày còn có thể là nguyên nhân gây ra những vết lở trên niêm mạc dạ dày.
3.3 Nguyên nhân
Nguyên nhân thường gặp gây viêm dạ dày
Viêm dạ dày có thể được gây ra bởi nhiều lý do như: Nôn, buồn nôn thường xuyên, uống rượu bia trong thời gian dài, do căng thẳng, stress hoặc do sử dụng một số loại thuốc kháng sinh.

Tình trạng viêm loét cũng có thể do một số loại vi khuẩn và hiện tượng nhiễm trùng như:
- Trào ngược dịch mật: Van môn vị nằm giữa dạ dày và tá tràng, có nhiệm vụ mở ra khi có thức ăn cần đưa xuống ruột và đóng lại ngay để không cho dịch thức ăn từ ruột trào ngược vào dạ dày. Tuy nhiên, nếu vì một nguyên nhân nào đó mà van môn vị đóng không kín hoặc đóng mở không đúng lúc thì dịch mật từ tá tràng sẽ trào ngược lên dạ dày. Trong trường hợp van tâm vị mở, dịch mật có thể trào ngược lên thực quản.
- Vi khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn Hp): Một loại vi khuẩn sống trong niêm mạc dạ dày.
- Nhiễm trùng do vi khuẩn và vi rút.
- Thiếu máu: Tình trạng thiếu máu xảy ra khi dạ dày thiếu chất dẫn cần thiết để hấp thụ và tiêu hóa đúng cách.
Nguyên nhân thường gặp gây loét dạ dày
- Nhiễm vi khuẩn Hp với một số chủng nhất định. Vi khuẩn Hp thường sống và nhân lên trong lớp niêm mạc bao phủ và bảo vệ các mô lót dạ dày và ruột non.
- Sử dụng thường xuyên các thuốc giảm đau. Một số loại thuốc giảm đau không được kê theo đơn và theo toa có thể gây kích ứng hoặc viêm niêm mạc dạ dày và ruột non. Những loại thuốc này bao gồm aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin), naproxen (Aleve, Anaprox), ketoprofen và các loại khác.
- Tình trạng này phổ biến hơn ở người lớn tuổi dùng thuốc giảm đau thường xuyên, các loại thuốc liên quan đến vấn đề xương khớp, điều trị loãng xương (được gọi là bisphosphonates).
3.4 Cách điều trị
Điều trị viêm dạ dày: Viêm dạ dày không do nhiễm khuẩn Hp: Có thể được điều trị bằng các thuốc – băng tráng dạ dày và các thuốc giảm tiết acid. Cần tránh các thức ăn chua, cay, rượu, trà, cà phê, mỡ động vật… Thận trọng khi dùng các thuốc corticoid, thuốc kháng viêm không steroid, aspirin. Viêm dạ dày có nhiễm khuẩn Hp phải điều trị tiêu diệt vi khuẩn Hp mới có thể khỏi bệnh.
Điều trị loét dạ dày:
- Loét dạ dày không do nhiễm khuẩn Hp mà do dạ dày tăng chế tiết acid được điều trị bằng các thuốc băng tráng dạ dày và các thuốc giảm tiết acid.
- Loét dạ dày do nhiễm khuẩn Hp: Dùng các phác đồ điều trị có thuốc giảm tiết acid và ít nhất 2 loại kháng sinh kết hợp để tiệt trừ vi khuẩn mới khỏi bệnh.
- Can thiệp phẫu thuật chỉ trong các trường hợp biến chứng nặng như hẹp môn vị, thủng dạ dày, ung thư dạ dày…
3.5 Một số lưu ý
– Không nên dùng nội dung soi nhiều lần. Thời gian, liều lượng và thuốc điều trị cần theo chỉ định của bác sĩ.
– Loét dạ dày thường là lành tính nhưng nếu không điều chỉnh kịp thì có thể chuyển thành ung thư. Do vậy, theo dõi và điều chỉnh cần được kiểm tra quy trình theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
– Người bệnh phải dùng một số loại thuốc giảm tiết acid ít nhất 2 tuần và kháng sinh ít nhất 4 tuần mới có thể kiểm tra chính xác lượng vi khuẩn Hp đã bị tiêu diệt hay còn trong cơ thể một cách chính xác.
Nguồn tham khảo
https://www.tmphysiciannetwork.org